Khi nhắc đến công cuộc “Nam tiến” , thành tựu nổi bật về việc “mở mang bờ cõi” ta xác định ngay tên gọi nhà Nguyễn. Và, cuốn “ Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777” như chính thức là một cuốn sử về “Xứ đàng trong” đã được ghi chép và công nhận về một giai đoạn lịch sử từ 1558-1777 sau khi đã hoàn thành công cuộc “mở mang bờ cõi” mà chúng ta vẫn thường nghe thấy. Lãnh thổ Việt Nam vốn thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng kéo dài cho đến ranh giới Quảng Bình, từ Quảng Bình trở vào đến ranh giới sông Đồng Nai vốn thuộc Champa trước đó, và dĩ nhiên lịch sử “Xứ đàng trong” gắn liền với mảnh đất Champa và cả Chân Lạp, trước khi hoàn thành công cuộc “Nam tiến” của nhà Nguyễn. “ Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777” với ngòi bút của Phan Khoang đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn soi rọi vào lịch sử mở rộng lãnh thổ Việt Nam của nhà Nguyễn, đồng thời cho chúng ta một cái nhìn soi rọi về lịch sử Champa, Chân Lạp và sự biến mất lãnh thổ của hai vương quốc này, đồng thời Phan Khoang còn trình bày cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về cách tổ chức xã hội, bộ máy xã hội, thi cử,…và cả cái nhìn về một chính sách đối ngoại bang giao của các chúa Nguyễn ở đàng Trong, những nhận định về lịch sử liên quan đến Champa hay Chân Lạp vẫn luôn là chủ đề nhạy cảm, có lẽ ông (PK) là một người mạnh dạn chăng khi đề cập đến nó.Lịch sử vẫn luôn là lịch sử, nó là sự thật đã xảy ra với bao mảnh ghép rời chắp lại. Việc tìm đọc về “ Việt sử xứ Đàng Trong: Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, 1558-1777” là một cách để chúng ta soi rọi lại một phần nào đó mảnh ghép bị khất đi, mỗi người trong chúng ta sẽ có một góc nhìn riêng của mình đối với vấn đề lịch sử đã qua.Đây là một cuốn sử được xuất bản lần đầu ở thập kỉ 60 (1967) của thế kỉ trước, hơn 50 năm sau dẫu có nhiều nguồn tài liệu lịch sử đã được công bố thì sau ngần ấy thời gian nó vẫn còn giá trị tham khảo mà chúng ta cần tìm đọc.Hiện cuốn sách sử này đang có trong tủ sách của Thư viện Cham-Anak, mời các bạn cùng đọc.

Phan Khoang sinh năm 1906 tại xã Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong gia đình nhà nho. Ông từng giảng dạy sử học tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, Đại học Huế. Ông mất năm 1971 tại Sài Gòn. Các tác phẩm của ông có giá trị tham khảo lớn gồm:

– Việt sử: Xứ Đàng Trong (1558 – 1777)

– Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam

– Việt Nam Pháp thuộc sử- Việt – Pháp bang giao sử lược